Giải quyết trình tranh chấp hợp đồng thương mại - Luật sư uy tín

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại - dịch vụ công ty luật uy tín là dịch vụ chủ đạo của Enterlaw.vn, được chúng tôi cung cấp cho khách hàng trong nhiều năm gần đây. Tại đây, chúng tôi cung cấp đầy đủ dịch vụ giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực luật lao động, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, nói cách khác là tranh chấp trong tố tụng và ngoài tố tụng.

Giải quyết tranh chấp được Enterlaw.vn cung cấp đến toàn thể khách hàng tại khắp thị trường Việt Nam. Chúng tôi luôn tư tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt, tỉ mỉ, kiến thức đa dạng. Luôn nỗ lực tối đa để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng.

Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam, hay các cá nhân ở Việt Nam thường có tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". Các doanh nghiệp thường không có thói quen đề phòng, phòng ngữ, ngăn chặn sớm bằng các tìm kiếm luật sư đồng hành mà lại chỉ khi có tranh chấp phát sinh mới tìm đến dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp.

1. Tranh chấp là gì?

Tranh chấp là việc thường ngày, đâu đâu cũng thấy, từ gia đình, hàng xóm, công ty, doanh nghiệp... việc tranh chấp, xung đột lợi ích điều không thể tránh khỏi nó luôn đồng hành với sự phát triển doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Tranh chấp xảy đến như điều tất nhiên và giúp ta có những bài học, từ đó trưởng thành hơn trong cuộc sống và công việc.

Tranh chấp là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc giữa cá nhân/tổ chức với cơ quan nhà nước. Những mâu thuẫn này phát sinh khi một bên cho rằng quyền hoặc lợi ích của mình bị xâm phạm, bị tranh giành, hoặc không được thực hiện đúng như cam kết hay quy định của pháp luật.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp là dịch vụ mà ở đó công ty luật uy tín (Enterlaw.vn), được khách hàng ủy quyền, đại diện, đàm phán, thương thảo, tranh luận, tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng bằng cách tìm kiếm và đạt được giải pháp, chấm dứt tình trạng tranh chấp một cách hiệu quả, hợp pháp và công bằng.

Khi phát sinh tranh chấp thường khách hàng hay tự mình nỗ lực, thương lượng để giải quyết. Nhưng khi sự việc phát sinh căng thẳng hơn mới nhờ đến Luật sư. Cũng có nhiều khách hàng vẫn có quan điểm rằng "tao là người hiểu việc của tao nhất" và tự giải quyết, nhưng cũng không đạt được hiệu quả. Và lời khuyên từ Enterlaw.vn là bạn nên sử dụng vụ giải quyết tranh chấp trọn gói.

Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp là việc khó, Luật sư phải đến một tầm nhất định mới có đủ bản lĩnh, kiến thức và kỹ năng để tham gia giải quyết tranh chấp. Vậy nên các công ty luật thực hiện dịch vụ luật sư sư doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp rất nhiều. Nhưng để tìm được công ty luật uy tín không hề dễ dàng. Đặc biệt nhưng công ty luật thực hiện việc giải quyết các tranh chấp lớn, phức tạp,... Khi bạn gặp vấn để về pháp luật hay liên hệ với chúng tôi Enterlaw.vn bạn nhé.

####

2. Các loại tranh chấp thường gặp?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với nhiều loại tranh chấp khác nhau, cả nội bộ và bên ngoài. Việc giải quyết các tranh chấp này một cách hiệu quả là cực kỳ quan trọng để duy trì hoạt động ổn định, bảo vệ lợi ích và uy tín của doanh nghiệp.

Dưới đây là các loại tranh chấp phổ biến trong doanh nghiệp cần được giải quyết:

1. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Đây là những mâu thuẫn phát sinh giữa các thành viên trong cùng một tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị và điều hành.

- Tranh chấp giữa các thành viên/cổ đông:

+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ: Về quyền tham gia quản lý, quyền biểu quyết, quyền được cung cấp thông tin, nghĩa vụ góp vốn, nghĩa vụ tài chính.

+ Tranh chấp về lợi nhuận/chia cổ tức: Bất đồng về tỷ lệ chia, thời điểm chia, hoặc việc không chia lợi nhuận.

+ Tranh chấp về chuyển nhượng vốn góp/cổ phần: Vấn đề định giá, quyền ưu tiên mua, thủ tục chuyển nhượng.

+ Tranh chấp về quản trị công ty: Mâu thuẫn trong việc bổ nhiệm, bãi miễn người quản lý (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc), quyết định chiến lược kinh doanh, thay đổi điều lệ công ty.

+ Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ nghị quyết, quyết định: Khi một thành viên/cổ đông cho rằng nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị được thông qua không hợp pháp hoặc xâm phạm quyền lợi của họ.

- Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động (Tranh chấp lao động):

+ Tranh chấp về quyền và lợi ích: Liên quan đến tiền lương, thưởng, phụ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, kỷ luật lao động.

+ Tranh chấp về trách nhiệm vật chất: Khi người lao động gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc ngược lại.

- Tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ nội bộ:

+ Nhân viên tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ, danh sách khách hàng.

+ Nhân viên sao chép, sử dụng trái phép tài sản trí tuệ (phần mềm, thiết kế) của doanh nghiệp.

2. Tranh chấp bên ngoài doanh nghiệp

Đây là những mâu thuẫn phát sinh giữa doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc cơ quan nhà nước.

- Tranh chấp hợp đồng (Tranh chấp kinh tế/thương mại):

+ Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Giao hàng không đúng số lượng, chất lượng, thời hạn; chậm thanh toán; không thực hiện đúng dịch vụ đã cam kết.

+ Tranh chấp về giải thích hợp đồng: Các bên hiểu khác nhau về một điều khoản nào đó.

+ Tranh chấp về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại: Khi có bên vi phạm hợp đồng.

- Tranh chấp về sở hữu trí tuệ:

+ Xâm phạm nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên khác.

- Tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh:

+ Bán phá giá, quảng cáo sai sự thật, gièm pha doanh nghiệp khác.

+ Tiết lộ bí mật kinh doanh của đối thủ.

+ Các hành vi hạn chế cạnh tranh, độc quyền.

- Tranh chấp với khách hàng/người tiêu dùng:

+ Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

+ Về bảo hành, đổi trả hàng hóa.

+ Khiếu nại, bồi thường thiệt hại do sản phẩm/dịch vụ gây ra.

- Tranh chấp về thuế:

+ Khiếu nại về quyết định truy thu thuế, phạt thuế của cơ quan thuế.

+ Bất đồng về việc áp dụng chính sách thuế.

- Tranh chấp về hành chính:

Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước (ví dụ: quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thu hồi giấy phép).

- Tranh chấp liên quan đến đất đai, xây dựng:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường.

+ Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng (chậm tiến độ, chất lượng công trình).

Việc giải quyết các tranh chấp này có thể thông qua nhiều phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện tại tòa án. Doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và sự tư vấn pháp lý kịp thời để lựa chọn phương án tối ưu, hạn chế thiệt hại và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững.

3. Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp.

- Trao đổi, hỏi năm thông tin: Trong lần gặp đầu tiên, hoặc qua trao đổi online hay điện thoại, luật sư sẽ trao đổi, lắng nghe sự việc mà khách hàng trình bày một cách khách quan nhất. Qua đó nắm bắt thông tin, mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp. Từ đó hiểu rõ về hiện trạng của doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc, tồn đọng, những xung đột, mẫu thuẫn, nhưng yêu cầu, đòi hỏi khi tranh chấp.

- Tư vấn toàn diện: Tư vấn cho khách hàng hiểu về quyền quyền, nghĩa vụ, cảnh báo những rủi ro có thể gặp phải,... Tư vấn thêm về trình tự thủ tục, thời gian, thẩm quyền, giải quyết các tranh chấp. Đề nghị khách hàng tập hợp hồ sơ tài liệu cần có làm chứng cứ đề chứng minh. Luôn đảm bảo liên lạc với khách hàng được thông suốt để bổ sung, làm rõ các vấn đề khi cần.

- Chủ động thực hiện: Sau khi tư vấn chốt hơp đồng pháp lý, luật sư, công ty luật cần chủ động nghiên cứu hồ sơ, tài liệu văn bản cần thiết, tổng hợp tài liệu, tham gia hòa giải, đàm phán thương lượng... Trường hợp cần thiết có thể chủ động đề nghị được khởi kiện và tham giá quá trình tố tụng tại tòa án, trọng tài để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo nguyện vọng, mong muốn và hợp đồng dịch vụ pháp lý.

- Nhận, bàn giao kết quả: Ngay sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp, ngoài về gặp gỡ trao đổi, tổng kết hay rút kinh nghiệm thì luật sư cũng cần bàn giao các kết quả thu được cho khách hàng. Bên cạnh đó là đồng hành với khách hàng, giám sát việc thực hiện kết quả giải quyết tranh chấp hoặc thực hiện các bước tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp?

Có nhiều nhiều loại tranh chấp khác nhau, và trình tự thủ tục cũng khác nhau phụ thuộc và đó là tranh chấp gì. Giải quyết tranh chấp ngoài tòa án khác và tranh chấp trong tòa an (theo thủ tục tố tụng) khác, vậy nên ở đây chúng tôi xin đưa ra các nội dung chung, nguyên tắc chính về thủ tục khi giải quyết tranh chấp:

(1) Thương lượng

(2) Hòa giải

(3) Khởi kiện (tòa án hoặc trọng tài)

(4) Xét xử sơ thẩm

(5) Xét xử phúc thẩm

(6) Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

(7) Thi hành án.

Trình tự cơ bản được hiểu như vậy, tuy nhiên nếu thương lương, hòa giải được là tốt nhất vừa đạt được hiệu quả, hòa khí, đoàn kết, nhanh chóng và ít tốn kém. Việc khởi kiện ra tòa, tham gia sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm chỉ là tính huống bất đặc dĩ khi mà không thể thương lượng, hòa giải.

5. Chi phí giải quyết tranh chấp của Enterlaw.vn

Chi phí cho một vụ việc tranh chấp rất khác nhau có thể chỉ vài triệu đồng, nhưng cũng có thể lên đến vài tỉ đồng, điều này phụ thuộc vào:

(1) Tính chất vụ việc tranh chấp, lĩnh vực, nội dung, ngành nghề, nguồn gốc xung đột, mâu thuẫn. Ví dụ như một tranh chấp giữ Ngân hàng và một doanh nghiệp liên quan hợp đồng tín dụng, thế chấp đất đai, máy móc, nhà xưởng... liên quan đến nhiều pháp luật điều chính khác nhau, tính chất phức tạp. Khi đó phí dịch vụ sẽ cao hơn.

(2) Giá trị tranh chấp: Đương nhiên là những tranh chấp có giá trị lớn, nhiều tiền, liên quan nhiều loại tại sản, tài sản phân bổ nhiều vùng lãnh thổ thì phí dịch vụ sẽ cao hơn.

(3) Thời hạn, thời gian xảy ra tranh chấp

(4) Đối tượng tranh chấp với khách hàng

(5) Khả năng tài chính của khách hàng:

Giá dịch vụ có thể bao gồm các khoản thuế, phí với cơ quan nhà nước, các khoản đi lại ăn ở của luật sư là tùy theo thỏa thuận của khách hàng.

Để biết được chi tiết về mức phí giải quyết tranh chấp hiện nay, khách hàng vui lòng liên hệ với Enterlaw.vn - 0903298555 để được nhận những tư vấn ban đầu, đồng thời bao giá chi tiết theo từng vụ việc, tình huống cụ thể của tranh chấp.

6. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp của Enterlaw.vn?

(1) Kiến thức vững vàng: Được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên học tập và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ  trong các lĩnh vực pháp luật: dân sự, doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, hôn nhân gia đình, ... Thành thạo trình tự thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

(2) Kỹ năng nhuần nhuyễn: Có kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giải quyết công việc triệt để, luôn đảm bảo thống suốt liên lạc. Kỹ năng lắng nghe hiểu thông suốt với khách hàng, đàm phán, thương lượng, tranh luận, tranh tụng,... Chia sẽ những vấn đề mà khách hàng gặp phải, đặt vị trí của luật sư và vị trí nguyên vọng của khách hàng.

(3) Đạo đức chuẩn mực: Luôn tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, với vụ việc đã nhận, giữ lời hứa, sát sao với công việc, lắng nghe, hiểu khách hàng... không phân biệt đối xử, hay có thái độ coi thường, nghĩ mình "cửa trên" với khách hàng.

(4) Thực tiễn dày dạn: Đã thực hiện nhiều vụ việc tương tự hoặc có nhiều năm làm nghề trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, xử lý tranh chấp nhiều vụ việc phức tạp và hàng năm đã làm trăm vụ việc tương tự.

(5) Kết quả được kiểm nghiệm: Cho dù kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tốt đến đâu mà kết quả luôn được trả chậm, hồ sơ luôn bị sửa đổi, có việc nho nhỏ làm mãi không xong, vụ tranh chấp nào tham gia cũng "thua" thì không thể cọi là dịch vụ tốt được. Vậy nên cuối cùng vẫn là kết quả thực tế mà khách hàng thu được.

(6) Phí dịch vụ hợp lý: Hiện nay phí dịch vụ cũng rất cạnh tranh và Enterlaw.vn không thể nằm ngoài vòng xoay đó. Enterlaw.vn luôn cam kết với khách hàng giá dịch vụ phù hợp với công sức, sự cần thiết, và chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

(7) Dịch vụ tận tâm: Trong mọi trường hợp nếu bạn cần tư vấn thêm gì trong phạm vi của mình chúng tôi sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, tư vấn cho khách hàng. Tận tâm, tận tình tư vấn cho khách hàng. Có nghĩa vụ đảm bảo liên lạc thông suốt, cảnh báo, giảm thiểu các tối đa các thiệt hại cho khách hàng, và tiến độ xử lý hồ sơ luôn nỗ lực đúng hạn.

Khi nào bạn cần đến một luật sư doanh nghiệp uy tín, hay nghĩ và tìm đến enterlaw.vn.

7. Giải quyết tranh chấp dịch vụ ở đâu?

Về cơ bản chúng tôi thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp trên toàn quốc và không có bất kỳ sự cản trở nào về mặt địa lý, vì đơn giản dù gần hay xa, mọi việc đều có thể thực hiện online, trao đổi tư vấn, đàm phán, thương lượng. Trường hợp cần thiết hoặc khách hàng yêu cầu chúng tôi luôn sẽ sàng có mặt tại 34 tỉnh thành để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Dịch vụ giải quyết tranh chấp tại Hà Nội, giải quyết tranh chấp tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hưng Yên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, (18).

- Dịch vụ giải quyết tranh chấp tại Đà Nẵng, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đắc Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Thành Phố Huế (8).

- Dịch vụ giải quyết tranh chấp tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long (8).

8. Một số câu hỏi khi giải thể công ty?

(1) Tôi ở xa có sử dụng được dịch vụ giải quyết tranh chấp của Enterlaw.vn không?

Có bạn nhé, chúng tôi thực hiện dịch vụ trên khắp 34 tỉnh thành trên cả nước. Cái gì làm online được thì làm, không làm được phải đi, đến, gặp chúng tôi luôn sẵn sàng lên đường.

(2) Thời gian để có giải quyết các tranh chấp trong bao lâu?

Điều này là không có thời gian cụ thể bạn nhé, tùy theo vụ việc tính chất vụ việc mực độ tranh chấp, tài sản tranh chấp và tranh chấp đó dừng ở đoạn nào. Có thể nói giải quyết tranh chấp sẽ rất mất thời gian. Nhanh có thể thương lượng và ngày là xong, nếu ra tòa tranh chấp có thể lên đến 2 năm, 3 năm thậm chí lâu hơn thế.

Như đã chia sẻ, giải quyết tranh chấp là việc khó, luật sư không phải ai cũng đủ kiến thức, kinh nghiệm để xử lý, đàm phán, thương lượng, hòa giả, tranh luận, tranh tụng.... Nhưng nếu khi bạn cần đến luật sư như vậy vui lòng liên hệ với Enterlaw.vn để được tư vấn và sử dụng dịch vụ giá tốt nhất.

Trân trọng cảm ơn.

=============================================================================================================

Enterlaw.vn  - Hiểu luật, hiểu bạn!

Thành lập doanh nghiệp | Xin giấy phép con | Thay đổi giấy phép kinh doanh | Tư vấn luật lao động | Tư vấn thường xuyên | Giải thể doanh nghiệp | Tư vấn phá sản | Tư vấn sở hữu trí tuệ | Thành lập hợp tác xã.

Messenger