CÔNG TY LUẬT UY TÍN

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Enterlaw.vn

Thứ Năm, 29/05/2025
Enterlaw.vn

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì là một trong những câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Bởi vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với khách hàng và bạn đọc về danh mục hồ sơ cần có khi thành lập công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.

Trước tiên, hay tìm hiểu một chút về doanh nghiệp hiện nay. Một năm tại Việt Nam có khoảng 150.000 đến 230.000 doanh nghiệp mới ra đời, rất nhiều trong số đó giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, nhưng cũng không ít doanh nghiệp phát triển không ngừng. Trong số đó thì các công ty cổ phần luôn được nhiều nhà khởi nghiệp đăng ký phát triển bởi những ưu điểm của nó.

Vậy muốn thành lập công ty cổ phần thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì? Enterlaw.vn xin được chia sẻ với bạn đọc về danh mục hồ sơ cần có như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:

Bạn sẽ sử dụng mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Trong giấy này, bạn cần điền đầy đủ các thông tin về tên công ty (tên Việt Nam, tên tiếng Anh, tên viết tắt), địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin người đại diện theo pháp luật, v.v.

2. Điều lệ công ty cổ phần:

a. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất của công ty, quy định về tổ chức và hoạt động. Điều lệ phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

- Ngành, nghề kinh doanh.

- Vốn điều lệ và tổng số cổ phần các loại, mệnh giá cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

- Thông tin cổ đông sáng lập (tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông tổ chức; số cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông sáng lập).

- Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

- Cơ cấu tổ chức quản lý (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (nếu có), Giám đốc/Tổng giám đốc).

- Người đại diện theo pháp luật.

- Thể thức thông qua quyết định của công ty.

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

- Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và kiểm soát viên.

- Các trường hợp giải thể và trình tự giải thể.

- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

b. Điều lệ phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức.

3. Danh sách cổ đông sáng lập:

a. Lập theo mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Danh sách này bao gồm:

- Thông tin chi tiết của từng cổ đông sáng lập (Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức, số cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu).

- Công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập.

b. Nếu có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, cần thêm Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

4. Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức:

- Đối với cổ đông sáng lập là cá nhân (công dân Việt Nam): Bản sao công chứng hoặc chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.

- Đối với cổ đông sáng lập là cá nhân (người nước ngoài): Bản sao công chứng hoặc chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

- Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức.

+ Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức để quản lý phần vốn góp.

+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với người đại diện theo pháp luật của công ty: Bản sao công chứng hoặc chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Áp dụng đối với trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Bản sao phải được công chứng hoặc chứng thực.

6. Văn bản ủy quyền:

Nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, cần có văn bản ủy quyền (không bắt buộc công chứng, chứng thực) kèm theo bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ pháp lý của cá nhân người được ủy quyền.

Trên là 5 (hoặc 6) loại hồ sơ cần phải có khi đăng ký thành lập công ty cổ phần. Để đảm bảo quá trình thành lập công ty cổ phần diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng các giấy tờ và tìm hiểu chi tiết các quy định pháp luật hoặc cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần thiếu hoặc sai sót một và điểm là có thể phải làm lại từ đầu.

Hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính. Bạn có thể chọn các hình thức nộp hồ sơ khác nhau theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn.

Nếu như việc chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần mất nhiều thời gian và công sức, bạn có thể cân nhắc đến việc liên hệ với  Enterlaw.vn để được tư vấn, báo phí dịch vụ và thực hiện dịch vụ thành lập công ty cổ phần một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật.

Enterlaw.vn - Hiểu luật, hiểu bạn!

Thành lập doanh nghiệp | Xin giấy phép con | Thay đổi giấy phép kinh doanh | Tư vấn luật lao động | Tư vấn thường xuyên | Giải thể doanh nghiệp | Tư vấn phá sản | Tư vấn sở hữu trí tuệ.

Messenger