Ở Việt Nam, tại một doanh nghiệp thì luôn tồn tại 2 loại giấy tờ rất quan trọng: một là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hai là các loại giấy phép (chứng chỉ, chứng nhận...) cho donh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện gọi tắt là "giấy phép con". Tại sao lại như vậy và nó khác gì nhau? Để hiểu rõ sự khác biệt giữa "Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" và "Giấy phép con", chúng ta có thể hình dung chúng như hai loại vé khác nhau để tham gia vào sân chơi kinh doanh ở Việt Nam.
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép kinh doanh chung)
- Bản chất: Đây là giấy tờ pháp lý nền tảng và bắt buộc đầu tiên để bất kỳ doanh nghiệp nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Nó được cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Tài Chính.
- Mục đích:
+ Xác nhận sự ra đời hợp pháp của doanh nghiệp: Chứng minh doanh nghiệp của bạn có đầy đủ tư cách pháp nhân, có thể đứng tên ký kết hợp đồng, giao dịch, tuyển dung, đào tạo, quản lý lao động, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...
+ Cung cấp thông tin cơ bản: Ghi nhận các thông tin cốt lõi nhất của doanh nghiệp như tên, mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, và các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.
- Phạm vi áp dụng: Mọi doanh nghiệp, bất kể kinh doanh ngành nghề gì (trừ hộ kinh doanh cá thể hoặc các mô hình khác không phải doanh nghiệp), đều phải có giấy này.
- Thời điểm cấp: Được cấp khi bạn hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở Tài chính.
- Thời hạn cấp: Không có thời hạn miễn là bạn vẫn đang kinh doanh và không có nhu cầu sửa đổi hay thay đổi, giải thể hay phá sản.
- So sánh: Giống như một Giấy khai sinh cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tồn tại và hoạt động nói chung.
2. Giấy phép con (Giấy phép kinh doanh chuyên ngành/điều kiện)
- Bản chất: Đây là các loại giấy phép, chứng chỉ, văn bản chấp thuận hoặc điều kiện kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp phải có thêm sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu muốn hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các loại giấy phép này thường do các cơ quan quản lý chuyên ngành (Bộ, Sở chuyên ngành) cấp.
- Mục đích:
+ Kiểm soát chất lượng và an toàn: Đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ về an toàn, sức khỏe, môi trường, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... khi hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm, có rủi ro cao hoặc ảnh hưởng đến lợi ích công cộng.
+ Cấp phép hoạt động cụ thể: Cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chuyên biệt trong ngành nghề đó.
- Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (ví dụ: kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ, y tế, giáo dục, lữ hành quốc tế, sản xuất/kinh doanh dược phẩm, vận tải có điều kiện...).
- Thời điểm cấp: Được cấp sau khi bạn có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trước khi bạn bắt đầu kinh doanh ngành nghề có điều kiện đó.
- Thời hạn cấp: Thường là việc cấp Giấy phép con có thời hạn nhất định có thể là 5 năm, 10 năm hoặc khác tùy theo ngành nghề, sản phẩm.
- So sánh: Giống như một Giấy phép lái xe (để được phép lái xe ô tô, xe máy) hoặc Giấy phép hành nghề (để được phép mở phòng khám, dạy học). Bạn có "Giấy khai sinh" (doanh nghiệp tồn tại), nhưng để làm một số việc cụ thể, bạn cần có "giấy phép" chuyên biệt cho việc đó.
3. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh tổng quát sau đây:
4. Một ví dụ điển hình
Ví dụ bạn thành lập một công ty với ngành nghề là kinh doanh bán lẻ, kinh doanh siêu thi, kinh doanh nhà hàng... khi ấy Sở Tài chính sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn bạn.
Nhưng khi trong siêu thị của bạn muốn bán rượu để khách hàng mang về nhà tự uống, tự phục vụ bạn cần phải có giấy phép con là Giấy phép bán rượu lẻ, khi ấy bạn mới được kinh doanh. Trường hợp chưa có giấy phép bán rượu lẻ mà bạn vẫn kinh doanh rất có thể sẽ bị xử phát hành chính nếu bị kiểm tra.
Với những chia sẻ ngắn hy vọng khách hàng đã hiểu được phần nào về giấy phép con và giấy chứng chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cần thêm thông tin gì, bạn có thể gửi câu hỏi và chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.Nếu doanh nghiệp của bạn xin giấy phép con mà chưa tìm được công ty luật uy tín, vui lòng liên hệ với Enterlaw.vn để được tư vấn và sử dụng dịch vụ giá tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
============================================================================================
Enterlaw.vn - Hiểu luật, hiểu bạn!
Thành lập doanh nghiệp | Xin giấy phép con | Thay đổi giấy phép kinh doanh | Tư vấn luật lao động | Tư vấn thường xuyên | Giải thể doanh nghiệp | Tư vấn phá sản | Tư vấn sở hữu trí tuệ | Thành lập hợp tác xã.