CÔNG TY LUẬT UY TÍN

Khi nào cần giải thể doanh nghiệp? Tư vấn của Enterlaw.vn

Thứ Ba, 27/05/2025
Enterlaw.vn

Thực tiễn chỉ ra rằng hàng năm có 150.000 đến 200.000 doanh nghiệp mới ra đời, và cũng có đến 120.000 đến 150.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Vậy một câu hỏi đặt ra là khi nào bạn cần giải thể doanh nghiệp của bạn.

Trước đây, có rất nhiều doanh nghiệp ngay sau khi hoạt động không hiệu quả, có thể cứ vứt đó, không thông báo, hay làm các thủ tục giải thể, hay phá sản mà cứ để "kệ", rồi cơ quan thuế đi xác minh rồi báo "không kinh doanh tại địa chỉ" rồi cứ thế để trôi dần, quên luôn. Nhưng hiện nay, chính sách thuế được kiểm soát chặt chẽ nên việc "bỏ doanh nghiệp đó" là không nên. Khi không hoạt động bạn cần làm các thủ tục giải thể doanh nghiệp để tránh nợ thuế và bị hạn chế một số quyền công dân sau này.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cần giải thể trong các trường hợp sau:

1. Giải thể doanh nghiệp tự nguyện:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty: Khi doanh nghiệp được thành lập với một thời hạn hoạt động cụ thể, sau khi hết thời hạn đó mà không có quyết định gia hạn, doanh nghiệp sẽ phải giải thể.

- Theo quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: Các chủ thể có quyền quyết định cao nhất của doanh nghiệp có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp nếu xét thấy không còn nhu cầu hoặc điều kiện để tiếp tục hoạt động.

2. Giải thể doanh nghiệp bắt buộc:

Doanh nghiệp cũng có thể bị giải thể bắt buộc trong các trường hợp sau:

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Doanh nghiệp có quy định khác: Đây là trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, ví dụ như:

+ Không hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Không nộp báo cáo thường niên trong thời hạn quy định.

+ Kinh doanh ngành, nghề cấm.

+ Thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế nghiêm trọng.

+ Các trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

- Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Ví dụ, công ty TNHH hai thành viên trở lên mà chỉ còn lại một thành viên trong vòng 6 tháng mà không tìm thêm thành viên hoặc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.  

- Bị Tòa án tuyên bố phá sản: Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và không có khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố phá sản và tiến hành thủ tục thanh lý tài sản để trả nợ.

Việc xác định thời điểm và thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý phát sinh sau này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cân nhắc việc giải thể, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể về quy trình và các vấn đề liên quan. Háy liên hệ với Enterlaw.vn để được tư vấn và sử dụng các dịch vụ trọn gói về doanh nghiệp của chúng tôi.

Xem thêm dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại link này.

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, nhận tư vấn từ Luật sư doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, thành lập trung tâm ngoại ngữ xin vui lòng liên hệ với Enterlaw.vn để được tư vấn, báo phí dịch vụ và thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật.

=======================================================================================================

Enterlaw.vn - Hiểu luật, hiểu bạn!

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Thành lập doanh nghiệp | Xin giấy phép con | Thay đổi giấy phép kinh doanh | Tư vấn luật lao động | Tư vấn thường xuyên | Giải thể doanh nghiệp | Tư vấn phá sản | Tư vấn sở hữu trí tuệ.

 

Messenger